kế hoạch dời lịch thi đấu V.League 2021 sang tháng 2/2022 đã được hội đồng quản trị VPF và Ban điều hành các giải chuyên nghiệp quốc gia quyết định. Đây là đề xuất dựa trên lịch thi đấu của các đội tuyển quốc gia và căn cứ vào diễn biến của giải VĐQG- 19 vụ dịch. Tuy nhiên, việc giải vô địch bóng đá quốc gia chỉ trở lại vào đầu năm 2022 sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó tránh khi V-League hoãn đến 2022 cho các bên liên quan.
Mới đây, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã lên kế hoạch đưa phần còn lại của V-League 2021 trở lại vào tháng 2 năm 2022. Hành động này gây nhiều phản đối từ người trong cuộc vì hệ lụy quá lớn. Chủ tịch CLB Hải Phòng Văn Trần Hoàn khẳng định sẽ không đón các quan chức VPF về sân Lạch Tray trong thời gian tới do CLB này bị đơn vị này gây thiệt hại về tài chính khi hoãn V-League. Cùng chúng tôi xem qua những hệ lụy mà các bên sẽ gặp phải.
Nhiều CLB sẽ thiệt hại về tài chính
Việc trả lương cho cầu thủ đặc biệt là ngoại binh, chi phí tập luyện, sinh hoạt, di chuyển…trong hơn 6 tháng sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ về tài chính cho các CLB. Ngoài ra, việc V-League nghỉ quá lâu, nhiều người sẽ hết hạn hợp đồng, việc đàm phán lại để giữ quân sẽ là một bài toán khó cho các đội bóng. Chủ tịch Hải Phòng đã chia sẻ với Zing: “Các đội sẽ chịu tổn thất nặng về kinh tế, ít cũng phải 10 tỷ đồng“. Nhiều CLB bị thiệt hại về tài chính khi V-League tạm hoãn dài hạn.
Kế hoạch tập luyện của các đội bóng sẽ phải thay đổi
Nhiều đội sẽ phải thay đổi phương án tập luyện. Các cầu thủ có thể được cho xả trại, tự tập ở nhà. Một số CLB giàu tham vọng có thể cho hội quân cầm chừng để duy trì thể lực và phong độ. Tuy nhiên, V-League nghỉ dài sẽ gây ra xáo trộn. Việc mất nhiều trụ cột do đã tập trung cho ĐTQG khiến cho chất lượng các buổi tập cũng không được đảm bảo.
Tạm hoãn tham vọng của 1 số CLB
Giải vô địch quốc gia tạm hoãn quá lâu ảnh hưởng lớn đến tham vọng lên ngôi của HAGL. Trong khi Sài Gò hay SLNA cũng chẳng thể an tâm khi đang có nguy cơ phải rớt hạng. BHL một số đội bóng cũng không thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch khi chưa biết vị trí của mình nằm trong nhóm tranh vô địch hay rớt hạng sau giai đoạn 1. Khi V-League trở lại, vấn đề bắt nhịp với cuộc chơi sẽ hoàn toàn khác so với giai đoạn hiện tại. HAGL phải đợi đến năm 2022 để hoàn thành mục tiêu vô địch V-League 2021.
Ảnh hưởng không nhỏ đến phong độ của các cầu thủ
Không thi đấu mà chỉ tập chay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phong độ của các cầu thủ. Họ sẽ dễ mất đi cảm giác bóng và khó có được điểm rơi tốt nhất khi giải trở lại. Mạc Hồng Quân chia sẻ: “Tự tập ở nhà sẽ rất khó duy trì phong độ. Giờ chúng tôi phải nghe ngóng từ CLB xem tình hình ra sao, tôi nghĩ không thể nghỉ quá lâu được“.
Vấn đề lương, thưởng chế độ bị ảnh hưởng
Cầu thủ Nguyễn Hữu Phúc của CLB Hải Phòng thổ lộ với Zing: “Nếu V-League hoãn dài như vậy thì chế độ của chúng tôi bị ảnh hưởng. Không đá thì lương giảm, thưởng cũng không có. Ai cũng có gia đình, nếu nghỉ dài ngồi chơi như vậy thì thật sự sẽ rất là khó khăn”. Kinh tế của các cầu thủ sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Bài toán “cơm, áo, gạo, tiền” lại được đặt ra.
HLV Park Hang-seo không thể tìm các nhân tố mới phục vụ cho ĐTQG
HLV Park Hang-seo sẽ không có cơ hội để tìm kiếm nhân tố mới bổ sung cho ĐT Việt Nam trong chiến dịch VL cuối cùng World Cup 2022. Ông cũng không có dịp kiểm tra phong độ của các học trò trong các trận đấu chính thức mà chỉ có thể theo dõi qua việc tập luyện khi Những chiến binh Sao Vàng hội quân trở lại. Về khía cạnh này, trưởng đoàn HAGL Nguyễn Tấn Anh phát biểu trên Báo Giao Thông: “Nếu nền tảng không được duy trì tốt thì đội tuyển quốc gia cũng không thể tốt được. Bóng đá chuyên nghiệp, cầu thủ phải sống bằng nghề bóng đá, nếu không thì đó là bóng đá nghiệp dư.”
Hệ lụy khó tránh- người hâm mộ phải chờ đợi
Hệ lụy khó tránh là người hâm mộ sẽ phải chờ đợi rất lâu để chứng kiến đội bóng con cưng của mình thi đấu. Sức hút của giải vô địch quốc gia sẽ giảm đi phần nào.
Một số đội bóng có thể giải thể và từ bỏ cuộc chơi
Trong thực tế, bóng đá Việt Nam đã từng chứng kiến cảnh nhiều đội bóng phải giải thể. Hoặc xin không lên hạng vì thiếu hụt về tài chính. Bởi vậy, trong tình hình COVID-19 và V-League nghỉ quá dài. Một số đại diện “con nhà nghèo” cũng chưa chắc sẽ bám trụ được quá lâu. Không biết khi V-League trở lại, cuộc chơi có còn đủ 14 cái tên như ban đầu. Hay sẽ có những tên tuổi sẽ rút lui khỏi giải đấu.
Các phương án giải quyết
Đây là thời điểm mà VPF đang đứng ở giữa trong việc cân đối lợi ích của đội tuyển quốc gia và các câu lạc bộ. Đội tuyển Việt Nam rất quan trọng, thế nhưng giải vô địch quốc gia mới là nền tảng. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, sẽ khó có phương án nào hợp lý tuyệt đối. Chắc chắn đội tuyển Việt Nam hoặc các câu lạc bộ sẽ phải chịu thiệt thòi vì lịch thi đấu.
Để chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 World Cup 2022, đội tuyển Việt Nam sẽ tiến hành 3 đợt tập trung. Đợt 1 năm 2021 dự kiến từ ngày 23/8 đến 7/9. Đội tuyển Việt Nam sẽ hoàn thành cách ly tập trung vào ngày 15/9. Đợt tập trung thứ 3 dự kiến từ ngày 28/9 đến 12/10. Đội sẽ trả quân về câu lạc bộ ngày 18/10 (trong trường hợp cách ly 7 ngày).
Đợt tập trung thứ 3 dự kiến từ ngày 1/11 đến 16/11. Trong quãng thời gian này, V.League sẽ có thể diễn ra vào hai giai đoạn. Đó là từ 16/9 đến 27/9 (12 ngày). Giai đoạn hai là từ 19/10 đến 31/10 (13 ngày). Nếu tận dụng hai giai đoạn này, các đội sẽ phải thi đấu với mật độ 3 ngày/trận. Để đảm bảo kết thúc vào ngày 31/10. Đây cũng là phương án có thể tham khảo.