Tay vợt Lê Đức Phát được cha truyền đam mê boxing từ nhỏ

Cầu lông là một môn thể thao xuất hiện từ giữa thế kỷ 18 ở British India, do một sĩ quan người Anh đóng tại Ấn Độ sáng tạo nên. Đến năm 1992, môn cầu lông chính thức trở thành môn thể thao Olympic. Đây là môn thể thao đòi hỏi sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt và độ chính xác. Từ khi tổ chức giải thi đấu, rất nhiều tay vợt tài năng đã xuất hiện, tại Việt Nam, một huyền thoại cầu lông phải kể đến là Nguyễn Tiến Minh. Sau khi giải nghệ, anh dự báo người kế nhiệm của mình sẽ là tay vợt Lê Đức Phát.

Mặc dù được tay vợt số 1 Việt Nam dự báo là người kế nhiệm, nhưng khi nhìn lại hành trình thay đổi niềm đam mê thể thao, Lê Đức Phát cho hay từ nhỏ anh đã được học boxing chứ không phải là cầu lông như hiện tại.

Lê Đức Phát được tập luyện boxing từ nhỏ

So với các tay vợt cầu lông khác ở Việt Nam, Lê Đức Phát có ưu thế hơn một chút, do xuất phát điểm thuộc hàng “con ông, cháu cha”: Ba của tài năng Quân Đội này – ông Lê Văn Đức – từng là một võ sĩ boxing có hạng, thậm chí từng vô địch Quốc gia vào các năm 1988 – 1989. Nhưng cũng chính do có ba là boxer, Lê Đức Phát suýt nữa đã trở thành võ sĩ quyền Anh. Và làng cầu lông mất một tài năng hàng đầu.

Trong giai đoạn tập thể lực do bị hạn chế di chuyển do COVID-19, Lê Đức Phát tâm sự: “Thực ra Phát học boxing và cả bóng đá nữa. Lúc nhỏ thì ba Phát có làm cho Phát một sân bóng đá nhỏ; một sân cầu lông và một cái bao cát tập boxing. Ba Phát chỉ Phát hết, nhưng vì tính Phát chắc nhát gan, không thích đánh nhau; nên mỗi lần tập là Phát sợ lắm, sợ bị đấm dính người, sợ đau,…

Lê Đức Phát được tập luyện boxing từ nhỏ
Lê Đức Phát được tập luyện boxing từ nhỏ

Sau đó Phát chuyển qua đá bóng, cũng tập một thời gian thì Phát cũng thấy chán và không có năng khiếu nhiều, nên Phát đánh cầu lông thử, không nghĩ là nó làm Phát đam mê đến vậy. Cứ chiều đi học về là Phát xách vợt ra đánh với ba và các bác ở trong xóm; rồi Phát thích và mê môn này từ khi nào mà không biết luôn.”

Anh có cơ hội học hỏi từ idol Nguyễn Tiến Minh

Có lẽ vô duyên với boxing và bóng đá mà lại có duyên với cầu lông nên Lê Đức Phát không chỉ tìm được niềm đam mê, mà còn có cơ hội tiếp xúc và học hỏi từ idol Nguyễn Tiến Minh. Lê Đức Phát thừa nhận anh xem Tiến Minh vừa là đối thủ; vừa là đồng đội, vừa là thần tượng lại vừa là thầy. Tiến Minh chỉ dẫn đàn em nhiệt tình tới mức vào cuối năm 2020, tay vợt 23 tuổi cao 1m86 này khiến nhiều người phải mắt tròn, mắt dẹt với chiến thắng tay vợt nam số 1 VN tại giải BT Sport.

Được đánh giá có kỹ thuật và lực đánh rất tốt, phù hợp với đấu trường quốc tế, Lê Đức Phát đang cố gắng duy trì thể lực để chờ ngày được phép ra nước ngoài thi đấu nhiều như trước nhằm cải thiện thứ hạng với mục tiêu vào Top 100 thế giới, cũng như tạo đột biến thú vị tại SEA Games 31.

Anh có cơ hội học hỏi từ idol Nguyễn Tiến Minh
Anh có cơ hội học hỏi từ idol Nguyễn Tiến Minh

Nhưng cho dù nay đã dồn hết tâm huyết theo nghiệp cầu lông; Lê Đức Phát vẫn không quên những bài học quyền Anh mà ba dạy thuở nhỏ. “Phát nghĩ sau này có thời gian rảnh, Phát sẽ học lại boxing, không phải để thi đấu chuyên nghiệp, mà để tự vệ, bảo vệ bản thân và gia đình” nhà ĐKVĐ giải cầu lông Câu lạc bộ các tỉnh, thành, ngành toàn quốc năm 2021 xác định.

Huyền thoại cầu lông Tiến Minh chỉ đích danh hai truyền nhân

Nguyễn Tiến Minh là tay vợt xuất sắc nhất; mà cầu lông Việt Nam có được cho đến thời điểm hiện tại. Từng đứng hạng 5 thế giới, lập kỷ lục là ngôi sao thể thao Việt Nam 3 lần liên tiếp tham dự Olympic và vô số những chức vô địch quốc tế, tay vợt sinh năm 1983 đã góp phần to lớn đưa cầu lông nước nhà vang danh bản đồ cầu lông thế giới. Ở tuổi 37, Tiến Minh chia sẻ rất có thể anh sẽ chính thức giải nghệ; sau khi tham dự Olympic Tokyo vào năm sau. Điều này làm giới chuyên môn và người hâm mộ đặt ra câu hỏi. Liệu ai sẽ là gương mặt tiếp theo kế thừa Tiến Minh; trở thành lá cờ đầu của cầu lông Việt Nam tại đấu trường quốc tế?

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, Tiến Minh đã giải đáp thắc mắc này; khi chỉ đích danh hai cái tên được anh gửi gắm niềm tin. Đó là Nguyễn Hải Đăng và Lê Đức Phát. Nói về hai cá nhân này, Tiến Minh chia sẻ: “Cả Phát và Đăng đều còn trẻ và có sự tiến bộ rất mạnh mẽ. Hai em là những gương mặt mà tôi hy vọng sẽ kế thừa mình sau khi tôi giải nghệ. Quan trọng là các em không bị áp lực do được kỳ vọng quá nhiều. Bên cạnh đó là phải được tạo điều kiện tập luyện, thi đấu cọ xát không ngừng; bởi cầu lông quốc tế họ cũng phát triển rất nhanh”.

Trả lời